Uống nước đun sôi hay đóng chai tốt hơn?

09/07/2024 09:41

Nghiên cứu công bố hồi đầu năm nay trên tạp chí khoa học Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) đã phát hiện trung bình có khoảng 240.000 hạt nhựa trong 1 lít nước đóng chai, nhiều hơn 100 lần so với ước tính trước đây.

Uống nước đun sôi hay đóng chai tốt hơn?

Ảnh minh họa

Các hạt nhựa được tìm thấy chủ yếu ở dạng nano, có kích thước nhỏ hơn 1 micron. Những hạt nhựa nano được cho là nguy hiểm hơn vì chúng dễ dàng xâm nhập vào các cơ quan như ruột, phổi, vào mạch máu, thậm chí đến tim và lên não. Nó thậm chí đi qua nhau thai và cuối cùng xâm nhập vào thai nhi.

Nghiên cứu cũng cho thấy khi chai nước đóng chai bị ép hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhựa ở chai có thể vỡ thành từng mảnh trong nước. Ngay cả khi mở nắp chai nhiều lần, nhiều hạt nhựa vẫn có thể xâm nhập vào nước.

Tuy nhiên, nghiên cứu về tác hại thực sự của nhựa nano vẫn đang được tiến hành.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Giáo sư Li Zhanjun, Đại học Y Quảng Châu và Giáo sư Zeng Yongping, Trường Môi trường Đại học Tế Nam đã cho thấy bằng cách đun sôi nước và lọc đơn giản, có thể để loại bỏ tới 84% nhựa nano/vi mô. Đây là cách đơn giản và vô hại nhất để làm sạch nước, từ đó làm giảm lượng vi nhựa mà con người hấp thụ qua nước uống.

Theo đó, trong quá trình đun sôi nước, khi nhiệt độ nước tăng (25-95 độ C), hiệu suất loại bỏ vi hạt nhựa trong nước tăng dần từ 2% ban đầu lên 28% và tăng mạnh lên 84% ở 100 độ C . Đồng thời, nồng độ hạt vi nhựa giảm từ 30 hạt/microlit ban đầu xuống còn 4,8 hạt/microlit.

Vậy hạt vi nhựa trong nước sẽ đi về đâu?

Nghiên cứu cho thấy các hạt vi nhựa biến mất đã được chuyển từ nước sang kết tủa cặn. Canxi cacbonat trong cặn có thể loại bỏ các hạt vi nhựa khỏi nước bằng cách cùng kết tủa với các hạt vi nhựa.

Cuối cùng, nghiên cứu đã so sánh lượng vi nhựa mà người lớn và trẻ em uống vào nước đun sôi và nước máy ở 67 khu vực trên sáu lục địa dựa trên chất lượng nước và thói quen uống khác nhau trên khắp thế giới. Lượng vi nhựa hàng ngày được hấp thụ qua nước sôi được phát hiện ít hơn 2-5 lần so với lượng vi nhựa ăn vào qua nước máy.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên đun sôi nước và uống để giảm lượng vi nhựa đưa vào cơ thể con người thay vì nước đóng chai.

Uống nước đun sôi hay đóng chai tốt hơn?

Ảnh minh họa

Làm gì để giảm sự xâm nhập của hạt vi nhựa vào cơ thể?

Để giảm sự xâm nhập của vi hạt nhựa vào cơ thể con người, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh mỗi người cần hình thành 5 thói quen.

Giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần: Giảm thiểu việc sử dụng bộ đồ ăn bằng nhựa dùng một lần, vì cốc giấy dùng một lần, hộp cơm nhựa, bát nhựa, thìa, túi đóng gói,... đều là sản phẩm nhựa.

Hình thành thói quen đun nước sôi để uống: Mang theo cốc nước riêng, tốt nhất là bằng thủy tinh, men hoặc thép không gỉ. Cố gắng đun sôi nước máy hoặc tự uống nước đun sôi và uống ít nước đóng chai hơn.

Không đựng đồ ăn bằng túi nilon: Không nên để túi nhựa để đựng thức ăn nóng; nếu cần đóng gói, tốt nhất nên sử dụng hộp có thể phân hủy sinh học. Tốt hơn hết nên mang theo hộp đựng đồ ăn trưa của riêng mình. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm tăng tỷ lệ và số lượng hạt vi nhựa sinh ra.

Xây dựng thói quen ít sử dụng ống hút nhựa: Khi chất lỏng tiếp xúc với thành ống hút nhựa, hạt vi nhựa sẽ được đưa vào cơ thể, đồ uống nóng sẽ làm tăng nguy cơ này. Một số người thích cắn ống hút, ống hút nhựa sẽ sinh ra nhiều hạt vi nhựa hơn khi tiếp xúc với ngoại lực.

Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn đóng gói bằng nhựa: Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn được đóng gói thành từng lớp và có nguy cơ bị ô nhiễm vi nhựa cao hơn. Bên trong thực phẩm đóng hộp thường được phủ một lớp bisphenol A và các hạt vi nhựa chắc chắn sẽ bị phân hủy trong thực phẩm.

Cuối cùng, đừng vứt chai và túi nhựa vào các thùng rác được chỉ định để giảm ô nhiễm môi trường và ngăn chặn vi nhựa xâm nhập vào cơ thể con người qua chuỗi thức ăn.

Phương Anh (Theo Aboluowang)

Theo Nguồn giadinhonline.vn

Uống nước đun sôi hay đóng chai tốt hơn? - Khỏe