5 hệ lụy nghiêm trọng nếu người trẻ tuổi mất ngủ

09/05/2023 10:27
Trước đây, nhiều người cho rằng mất ngủ chỉ xảy ra ở người già, người lớn tuổi. nhất là từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng mất ngủ dần dần xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi hơn, thậm chí khá nhiều bạn trẻ ở lứa tuổi U20, U30 cũng mất ngủ.

 

Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi

Mất ngủ là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với người trẻ tuổi, nguyên nhân mất ngủ thường có yếu tố sau:

- Nguyên nhân bởi công việc, học tập

Xã hội hiện đại, cuộc sống buộc những người trẻ phải tập trung, bận rộn quay cuồng vào học tập và công việc. Do vậy nhiều áp lực làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.

- Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại... trước khi đi ngủ

Phải thừa nhận rằng, đa số người trẻ hiện nay sử dụng điện thoại, máy tính nhiều. Ngoại trừ công việc thì thực sự vấn đề "Nghiện" thiết bị công nghệ - đã khiến nhiều người mất ngủ. Thói quen sử dụng điện thoại, máy tính cả khi không làm việc, trước khi đi ngủ ở giới trẻ khá nhiều. Vì vậy tình trạng mất ngủ có thể xảy ra do sóng điện thoại, máy tính làm hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt...dễ dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.

5 hệ lụy nghiêm trọng nếu người trẻ tuổi mất ngủ

"Nghiện" thiết bị công nghệ - đã khiến nhiều người mất ngủ.- Thói quen ăn uống và sử dụng chất kích thích

Nhiều người trẻ có thói quen ăn vặt, ăn khuya dẫn đến tình trạng ăn quá no trước khi ngủ. Điều này sẽ gây mất ngủ vì do cơ thể tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà đã nạp vào.

Khá nhiều người trẻ có thói quen sử dụng cà phê, trà,… thậm chí cả thuốc lá. Chất kích thích như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó, giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.

- Sinh hoạt không khoa học

Người trẻ có một cuộc sống sôi động nên lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến rối loạn hormone. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ. Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể. Các bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp... có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.

Hệ lụy nghiêm trọng nếu người trẻ mất ngủ

Thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần. Khi mất ngủ, cơ thể sẽ phải chịu những hệ lụy sau:

1. Làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm trong giới trẻ đang có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng phức tạp. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do mất ngủ. Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh vào sáng hôm sau. Cuối cùng, thiếu ngủ kinh niên sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.

2. Gây mất tập trung

Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ- trong khi đây là giai đoạn rất cần thiết. Kết quả, chúng ta sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ. Chính vì vậy nếu mất ngủ sẽ làm cho con người mất tập trung, giảm hiệu suất công việc.

3. Làm tăng nguy cơ rối loạn tâm thần

Việc thiếu ngủ 1-2 tiếng/ngày và kéo dài vài ngày không gây hại gì đáng kể. Nhưng tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe vì bộ não không được phục hồi. Nghiên cứu cho thấy, hình ảnh chụp não ở người mất ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não, từ đó làm rối loạn tâm thần. Một số chuyên gia cho rằng, nếu không ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, vẫn có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm nếu giấc ngủ không được bảo đảm kể cả không có tiền sử trầm cảm.

Nếu ít ngủ, thiếu ngủ thường xuyên dễ dẫn đến bệnh tăng huyết áp và nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.4. Mất ngủ có thể gây tăng huyết áp

Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy yếu tố kích thích căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ và sẽ gây tăng huyết áp. Các nhà nghiên cứu cho rằng, mất ngủ và tăng huyết ápcó mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, một người bị rối loạn giấc ngủ liên tục, kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của huyết áp. Thiếu ngủ có thể do số giờ ngủ ít hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ tăng áp lực lên tim. Như vậy, có thể nói khi thức, tim đập nhanh hơn để đưa máu đi khắp cơ thể, còn khi ngủ, cơ thể không đòi hỏi lưu lượng máu nhiều, do đó, nhịp tim chậm và tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Nếu tình trạng không ngủ kéo dài cơ tim sẽ bị mệt và dễ mắc bệnh, do tim phải hoạt động nhiều, liên tục (nếu ngủ càng ít, tim càng phải hoạt động nhiều hơn) huyết áp có thể tăng. Do đó, nếu ít ngủ, thiếu ngủ thường xuyên tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các rối loạn hoạt động của hệ tim mạch dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

5. Nguy cơ tăng cân và ung thư do mất ngủ

Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc,... làm chậm quá trình trao đổi chất nên làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. Và tình trạng béo phì có thể dẫn đến nguy cơ ung thư. Chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính đó là dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin và chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Những thông tin này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tế bào, phản ứng hóa học trong tế bào và chu kỳ sinh sản của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc gây ung thư. Các nghiên cứu cho đến nay đã xác định được khá nhiều cơ chế gây ra ung thư do béo phì.

Mặt khác, mất ngủ cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ vô cùng quan trọng. Hormon này có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Khi mất ngủ, hormone này giảm đi rất nhiều và tăng nguy cơ ung thư.

Tóm lại: Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường. Khi mất ngủ người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc và có hại cho sức khỏe.Ngộ Độc Thực Phẩm: Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí | SKĐS

Theo Nguồn baomoi.com

5 hệ lụy nghiêm trọng nếu người trẻ tuổi mất ngủ - Khỏe